Biện pháp thi công trạm biến áp

Biện pháp thi công trạm biến áp

Bài viết chia sẻ tài liệu Thiết kế biện pháp thi công trạm biến áp

I.Những căn cứ lập biện pháp thi công

  • Căn cứ bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công, các yêu cầu của chủ đầu tư
  • Căn cứ vào các tiêu chuẩn, qui phạm xây dựng hiện hành;
  • Căn cứ thực tế mặt bằng thi công công trình, năng lực của nhà thầu;
  • Biện pháp thi công trạm biến áp

II. Tổ chức bộ máy thi công công trình

1. Mục tiêu chung:

Bộ máy quản lý, điều hành thi công Công trình nhằm:

  • Đảm bảo chất lượng công trình.
  • Đảm bảo tiến độ thi công.
  • Đảm bảo yêu cầu về an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
  • Nâng cao năng suất lao động và hiệu suất của các loại máy móc thiết bị.
  • Giá thành thi công hợp lý.
  • Biện pháp thi công trạm biến áp

2. Sơ đồ tổ chức trên công trường:

a. Sơ đồ tổ chức thi công tại hiện trường :

b. Danh sách ban chỉ huy  công trường :

 

Họ và tên Trình độ,chuyên môn Chức danh Công việc phụ trách
Nghiêm văn A Kỹ sư

 

PGĐ, Chỉ huy trưởng công trường – Phụ trách chung.– Chịu trách nhiệm mọi mặt về chất lượng, tiến độ, ATVSLĐ của công trình.

– Điều hành mọi hoạt động thi công trên công trình.

Nghiêm văn B KSCĐ

 

CBKT – Quản lý chất lượng nội bộ–  Là cán bộ chuyên trách ATVSLĐ- PCCN.

– Tổ chức huấn luyện ATVSLĐ cho công nhân  trên công trường.

– Kiểm tra việc thực hiện BPTC, BP ATVSLĐ của công nhân trên công trường.

Nghiêm văn C KSKT Cán bộKT thi

công

– Triển khai các công việc được phân công từ bản vẽ thiết kế đến hiện trường theo tiêu chuẩn thi công.– Lập BPTC, ATLĐ chi tiết các công việc được phân công, giao đến từng người lao động để thực hiện
Nghiêm văn D KSCĐ

 

Cán bộ

KT thi

công

– Triển khai các công việc được phân công từ bản vẽ thiết kế đến hiện trường theo tiêu chuẩn thi công.– Lập BPTC, ATLĐ chi tiết các công việc được phân công, giao đến từng người lao động để thực hiện
Nghiêm văn E TCNH Thủ kho – Kế toán công trường.

c. Lực lượng thi công trực tiếp.

  • 01 đội thi công hệ thống mương cáp, hào kỹ thuật, hố kéo cáp:       (5)   người/đội
  • 01 đội thi công hoàn trả nền đường, mặt đường, vỉa vè:             (5 )  người/ đội
  • 01 đội thi công nhà thường trực, nhà trạm biến áp, nhà thường trực, nhà điều hành trạm xử lý nước thải, cung cấp lắp đặt thiết bị xử lý nước thải, tường rào, cổng ra vào:   (20) người/đội
  • 01 đội thi công chiếu sáng: (5)   người/đội
  • 01 đội thi công cây xanh: (10) người/đội
  • 01 đội thi công lắp đặt thiết bị trạm biến áp: (10) người/đội

III. Các bước tổ chức thi công

1. Công tác chuẩn bị chung:

  • Trước khi thi công các công tác chuẩn bị, bao gồm những biện pháp về tổ chức, phối hợp thi công, những công tác chuẩn bị bên trong và bên ngoài mặt bằng công trường được nhà thầu chuẩn bị đầy đủ, như:
  • Nghiên cứu kỹ hồ sơ tài liệu quy hoạch, kiến trúc, kết cấu, nền móng và các tài liệu khác liên quan.
  • Nhận bàn giao mặt bằng xây dựng và định vị công trình.
  • Xây dựng trạm tim mốc trắc đạc cố định phục vụ cho quá trình thi công.
  • Tiêu thoát nước mặt.
  • Xây dựng các công trình phụ trợ phục vụ thi công: nhà của ban chỉ huy công trường, xưởng, kho, lán trại tạm, nhà vệ sinh, nhà để xe, cầu rửa xe, mở thêm cổng.
  • Lắp đặt các hệ thống điện nước phục vụ công tác thi công.
  • Trước khi thi công, đơn vị thi công sẽ tiến hành khảo sát hiện trạng mặt bằng công trình, từ đó có các phương án xử lý tại hiện trường sao cho đảm bảo thuận lợi trong suốt quá trình thi công. Ví dụ như : khảo sát nền công trình, khảo sát nguồn điện thi công, máy móc thiết bị, đường giao thông, phương án vận chuyển, tập kết vật tư (bản vẽ tổng mặt bằng thi công
  • Biện pháp thi công trạm biến áp

2. Công tác chuẩn bị mặt bằng:

– Mặt bằng tổ chức thi công được xây dựng dựa trên tổng mặt bằng kiến trúc khu vực, với điều kiện thực tế khảo sát hiện trường có chú ý đến các yêu cầu và các quy định về an toàn thi công, vệ sinh môi trường, chống bụi, chống cháy, an ninh….

Biện pháp thi công trạm biến áp

3. Công trình tạm:

  • Văn phòng điều hành nhà thầu bố trí tại trụ sở Xí nghiệp xây dựng số 1, cách tòa nhà Udic riverside khoảng 100m.
  • Khu vực đỗ xe máy thi công, bãi gia công thép, bãi chứa vật liệu và các cấu kiện đúc sẵn nhà thầu bố trí gần cổng vào nằm trên phần đất của dự án.
  • Lán trại công nhân: nhà thầu bố trí thuê trọ ngoài cho công nhân, đảm bảo gần địa điểm thi công để thuận tiện cho công tác đi lại của công nhân.
  • Biện pháp thi công trạm biến áp

4. Hệ thống cấp thoát nước, đường tạm phục vụ thi công:

  • Nước dùng cho thi công được cấp từ nguồn nước của thành phố.
  • Nước thải sinh hoạt, nước mưa được thoát qua hệ thống rãnh thoát nước nổi và đường ống thoát nước chìm của thành phố.
  • Đường tạm sử dụng đường tại công trường, riêng những vị trí qua bể phốt để máy móc thiết bị có thể dễ dàng qua nắp bể, giảm lực tác dụng lên nắp bể. Trước khi máy móc thiết bị qua nắp bể tiến hành đắp một lớp đất dày 30-50cm để làm giảm tác dụng trực tiếp của máy móc thiết bị lên nắp bể, tránh hiện tượng nứt, vở nắp bể.
  • Biện pháp thi công trạm biến áp

5. Hệ thống điện phục vụ thi công:

  • Nhà thầu chủ động liên hệ với ban quản lý công trình để được ký hợp đồng sử dụng điện. Trong phạm vi công trường sử dụng một tủ điện tổng (lắp đặt một aptomat tổng 300A) và các tủ điện phân vùng thi công.
  • Đề phòng trường hợp mất điện lưới thành phố. Đơn vị thi công có dự trữ thêm một máy phát điện diezen công suất 250 KVA. Máy phát điện được đặt tại vị trí tủ điện tổng.

6. Vật tư sử dụng cho công trình:

  • Trước khi đưa vật tư vào công trình, nhà thầu sẽ đệ trình lên chủ đầu tư các chứng chỉ xác nhận chất l­ượng, mẫu vật tư­, cũng như­ nguồn gốc xuất xứ và chỉ tiến hành ký hợp đồng đưa vật tư vào sử dụng khi được sự đồng ý của chủ đầu tư. Toàn bộ vật tư, vật liệu phải được chủ đầu tư, tư vấn giám sát nghiệm thu trước khi đưa vào sử dụng trong công trình.
  • Nhà thầu sẽ l­ưu tại văn phòng công tr­ường một bộ đầy đủ các chứng chỉ xác nhận nguồn gốc, kết quả thí nghiệm, kiểm định đạt yêu cầu để chủ đầu t­ư và cơ quan quản lý thanh tra kiểm tra bất cứ lúc nào. Trong tr­ường hợp nếu có yêu cầu của Chủ đầu tư­ trong việc kiểm tra đột xuất chất lượng các chủng loại vật t­ư có trên công trường, nhà thầu sẽ tuyệt đối tuân thủ nhằm mục đích đảm bảo chất lượng của công trình.

IV. Công tác chuẩn bị

Các loại vật tư chính, thiết bị được tập kết dần từng đợt tùy theo yêu cầu tiến độ tiến độ của công trình, gồn các loại chính như sau:

1.Vật tư:

Nguồn vật tư chính dự kiến như sau:

Xi măng Dùng loại xi măng PC30 (Nghi Sơn, Chinfong hoặc tương đương…), đáp ứng TCVNM 6265:1995
Đá các loại Dùng nguồn đá được khai thác sản xuất tại Hòa Bình, Hà Nam đáp ứng TCVN 7572:2006 hoặc tương đương.
Cát vàng Dùng nguồn cát được khai thác tại sông lô, đáp ứng TCVN 7570:2006
Cát san lấp Dùng nguồn cát được khai thác tại Sông Hồng, đáp ứng TCVN 1770:1986
Nhựa đường Dùng nguồn sản xuất của hãng Shell – Singgapore, PetroLimex ( hoặc tương đương), độ kim lún 60/70.
Cống tròn Cống 400 Sông Đáy, Amacao
Gạch xây Gạch đặc Cầu Đuống hoặc tương đương

Các loại vật tư chính nêu trên, cùng các loại vật tư khác có thể được thay đổi nguồn cung cấp trên cơ sở phải đạt các chỉ tiêu kỹ thuật, phải có lý lịch và phiếu kiểm tra chất lượng theo yêu cầu của thiết kế trước khi chuyển đến công trường và đưa vào sử dụng, được lấy mẫu thí nghiệm tại một đơn vị có chức năng để đảm bảo đạt yêu cầu thành phần, cường độ và chỉ tiêu kỹ thuật cung như các yêu cầu của thiết kế. Biện pháp thi công trạm biến áp

2.Xe máy thiết bị thi công:

STT Thiết bị thi công Số lượng Tính năng kỹ thuật
1 Máy ủi 01 140 -220 HP
2 Máy đào gầu nghịch V gầu 01 0,7 m3
3 Máy lu 2 bánh thép 01 6 – 8  T
4 Máy lu 3 bánh thép 01 10 – 12 T
5 Máy lu rung bánh lốp 01 12T
6 Máy lu bánh lốp 01 16 T
7 Cẩu tự hành 01 10 T
8 Ô tô vận chuyển 03 10 – 13 T
9 Máy trộn bê tông 01 250 L
10 Máy bơm nước 5.5 – 11kW 01 6 – 10 m3/h
11 Đầm dùi 01
12 Đầm cóc 01

Biện pháp thi công trạm biến áp

V. Công tác định vị đo đạc

Sau khi có quyết định cho phép tiến hành xây dựng công trình, nhà thầu sẽ tổ chức khảo sát với các thiết bị và nhân lực cần thiết để thực hiện công tác phóng tuyến với chủ đầu tư.

Căn cứ vào hệ thống cọc mốc định vị và cao độ của đầu tư giao sẽ tiến hành kiểm tra toàn bộ hồ sơ thiết kế, xác định các sai lệch (nếu có) về tọa độ, cao độ giữa hồ sơ và thực tế để kịp thời cùng các đơn vị liên quan điều chỉnh trước khi tiến hành thi công. Lập hệ cọc phụ vụ thi công.

Biện pháp thi công trạm biến áp

Lập hệ thống cọc dấu tại các vị trí cố định ngoài phạm vi thi công để thuận tiện kiểm tra khi thi công

Lập bảng sơ đồ cọc để theo dõi kiểm tra quá trình thi công để kiểm tra

Biện pháp thi công trạm biến áp

Khôi phục lại hệ thống cọc sau mỗi giai đoạn thi công. Có biện pháp bảo vệ và khôi phục các cọc trong quá trình thi công

Căn cứ vào các mốc tọa độ và cao độ của chủ đầu tư giao, nhà thầu sẽ xây dựng và bảo vệ hệ thống mốc cao trình và mốc định vị tham chiếu gần địa điểm thi công và thỏa thuận với kỹ sư tư vấn để làm cơ sở phục vụ và kiểm tra trong suốt quá trình thi công.

Công tác đo đạc trong quá trình thi công:

Công tác đo đạc xác định lại giới hạn thi công, lên ga phóng tuyến trước khi thi công

Đo đạc khống chế cao độ, đào đắp từng lớp kết cấu trên từng đoạn mặt cắt trong suốt thời gian thi công.

Đo đạc, khống chế  kiểm tra cao độ trong quá trình thi công mỗi hạng mục công trình công trình.

Với mỗi hạng mục hoàn thành nhà thầu sẽ tiến hành ngay công tác đo đạc thu thập số liệu phục vụ ngay công tác kiểm tra, nghiệm thu, lập hồ sơ hoàn công, thanh toán khối lượng.

Việc đo đạc được tiến hành tại các vị trí mặt cắt ngang có trong bản vẽ thi công. Nếu có yêu cầu đội trắc địa sẽ tiến hành đo đạc kiểm tra tại các vị trí theo yêu cầu của kỹ sư tư vấn giám sát và chủ đầu tư, để đảm bảo khối lượng được tính toán chính xác.

VI. Công tác đào đất.

1. Phát quang dọn dẹp mặt bằng và đào hố móng:

Nhà thầu sẽ sử dụng xe ben, xe ủi và máy đào kết hợp với thủ công tiến hành dọn quang trong phạm vi thi công, bóc lớp đất cát hiện hữu, sau đó dùng xe vận chuyển vật liệu không phù hợp ra khỏi vị trí thi công

Mặt khác Nhà thầu sẽ dựa trên các cọc tim, cốt cao độ được giao và trên cơ sở bản vẽ bình đồ, trắc dọc, trắc ngang tuyến đường tiến hành rải cọc tim tuyến đường, cắm cọc lên khuôn nền đường, lề đường, tuyến cống, hàng rào, trạm biến áp, nhà thường trực… và căn cứ vào các cọc này để đào nền đường, đào hố móng.

2. Thi công:

Đối với công tác thi công các hạng mục khác như thi công hàng rào, thi công trạm điện, thi công nhà điều hành trạm sử lý nước thải, thi công nhà thường trực… ta cũng tiến hành xác định vị trí tim mốc của từng hạng mục. Sau khi tiến hành xác định chuẩn xác vị trí, xác định cao độ hố móng công trình tiến hành đào đất công trình.

Công tác đào được tiến hành bởi các máy ủi, máy đào và xe ô tô vận chuyển, đất cát đào lên được phân chia thành 2 loại:

Loại vật liệu thích hợp sẽ được chất thành đống ở những nơi quy định hay vận chuyển tới để đắp ở lề đường, xung quanh thân cống, … khi được sự đồng ý của tư vấn giám sát Biện pháp thi công trạm biến áp

Các loại vật liệu không thích hợp sẽ được vận chuyển đổ ra khỏi phạm vi công trường đến các địa điểm được phép đổ theo sự thỏa thuận với địa phương và chỉ dẫn của kỹ sư tư vấn giám sát, không được đổ đất hoặc cát đào lên ở bên cạnh khu vực đào và không được để lẫn đất hữu cơ với đất cát đắp

Đất cát đào phải được đổ xa mép phần nền đào và phải đổ cao đều không quá 1 m, không được đổ tập trung thành đống cao làm mất ổn định nền đào. Khi đào nền đường nhà thầu sẽ bố trí máy bơm túc trực để bơm nước mưa và nước ngầm đảm bảo cho đáy nền đào, hố móng không bị đọng nước, taluy nền đào không bị sạt lở. Đối với hệ thống cống thoát nước, rãnh thoát nước, rãnh cáp điện theo thiết kế thi công taluy đào m=1:0.5. Đối với hệ thống hàng rào theo thiết kế taluy m=1:1. Với nhà trạm điện, nhà điều hành trạm xử lý nước thải, nhà thường trực laluy đào m=1:1.

Trường hợp đào bóc công trình mà gặp phải chứng ngại vật, các công trình ngầm… thì cần mời TVGS, CĐT nghiệm thu xác nhận khối lượng phát sinh…

VII. Công tác cốt thép.

– Trước khi tiến hành gia công cốt thép, nhà thầu sẽ cung cấp cho kỹ sư tư vấn giám sát các bản sao chứng chỉ về báo cáo thí nghiệm trong nhà máy nơi cung cấp thép, chỉ ra các tính chất hóa học và vật lý của thép.

– Khi được kỹ sư chấp thuận, nhà thầu mới tiến hành gia công cốt thép. Thép được lưu giữ trong kho đảm bảo không bị hư hại về hóa học và làm hỏng bề mặt do phơi ra ngoài bụi bẩn. Cốt thép tại thời điểm lắp dựng sẽ không được để bụi bẩn, dính bùn, dính sơn, vữa, dầu hoặc bất cứ chất lạ nào ảnh hưởng đến độ kết dính của cốt thép. Trong mọi trường hợp, nhà thầu sẽ tiến hành làm sạch bề mặt cốt thép trước khi đổ bê tông.

– Toàn bộ cốt thép sẽ được gia công chính xác và lắp đặt vào vị trí như chỉ ra trong bản vẽ và được buộc cố định và đỡ trước khi đổ bê tông. Khoảng cách từ ván khuôn đến thanh cốt thép ngoài cùng sẽ được cố định bằng cách chống, giằng, buộc, treo, hoặc miếng đệm có cùng mác bê tông. Không cho phép dùng các mẩu gạch vỡ, đá hoặc các ống kim loại hay gỗ vỡ. Không được uốn gập các thanh thép ngập trong bê tông trừ khi chỉ ra trong bản vẽ hoặc được kỹ sư cho phép. Khoảng cách giữa các thanh cốt thép sẽ được giữ trong suốt thời gian đổ bê tông với một sai số cho phép nghiêm ngặt. Nhà thầu sẽ cung cấp các phương tiện tại công trường cho việc cắt, uốn nguội cốt thép khi kỹ sư yêu cầu. Nhà thầu sẽ để lại các vam uốn cốt thép ngoài công trường để uốn và cắt sửa nhưng thanh bị sai sót hoặc bị mất.

– Tại các mối nối phải đặt các thanh thép tiếp xúc với các sợi thép cùng nhau, đảm bảo khoảng cách tối thiểu với bề mặt bê tông và giữa các thanh thép với nhau.

– Nói chung công tác cốt thép phải tuân thủ theo đúng các quy trình quy phạm hiện hành.

VIII. Công tác ván khuôn.

– Bảo đảm ván khuôn được lắp dựng chắc chắn, thuận tiện cho việc tổ hợp đổ bê tông các cấu kiện khác nhau và đúng kích thước thiết kế, ván khuôn phải được bôi dầu nhớt hoặc phụ gia bôi ván khuôn và được nghiệm thu trước khi đổ bê tông.

– Không được tháo dỡ ván khuôn khi chưa có sự chấp thuận của kỹ sư tư vấn giám sát. Việc dỡ ván khuôn phải được tiến hành hết sức cẩn thẩn tránh làm hư hại bê tông.

IX. Công tác bê tông.

– Trước khi đổ bê tông, các cốt thép, ván khuôn phải được làm sạch các tạp chất và phải được cố định chắc chắn, bê tông được đầm kỹ vào sát các ván khuôn hoặc xung quanh cốt thép mà không làm lệch vị trí của chúng, khi đổ bê tông những chỗ hẹp cần gõ vào ván khuôn thành để tránh bọt khí. Trong trường hợp mưa, phải dừng ngay thi công, dùng bạt che để bảo vệ bê tông mới đổ.

– Bê tông được trộn ra tới vị trí thi công đảm bảo để bê tông không phân tầng và chiều cao đổ không lớn hơn 1,5m, bê tông trước khi đổ phải kiểm tra độ sụt, độ trộn đều của cấp phối, bê tông được đầm chặt bằng thiết bị phù hợp với chiều dày lớp bê tông đổ, làm ẩm và tạo nhám bề mặt bê tông trước khi đổ lớp bê tông tiếp theo.

– Công tác đổ bê tông được thực hiện bằng máy trộn di động đặt ở mỗi vị trí cống, kết hợp xe trộn hồ từ trạm trộn bê tông chở đến, thường xuyên dùng máy thủy bình để kiểm tra cao độ, có dụng cụ thí nghiệm để đo độ sụt của bê tông, có đầm dùi để đầm bê tông.

– Lượng bê tông được trộn ở bất kỳ mẻ nào cũng không được vượt quá công suất định mức của thiết bị trộn. Toàn bộ mẻ trộn sẽ được đổ ra trước khi vật liệu của một mẻ mới được đưa vào thùng trộn. Trong thời gian tạm dừng công việc tính cả thời gian tạm dừng vượt quá 20 phút, thùng trộn trước khi tiến hành lại phải được rửa sạch bằng nước. Bất kỳ các phần bê tông còn sót lại phải được rửa lại bằng cách quay cấp phối sạch và nước trước khi bất kỳ một mẻ bê tông tươi nào được trộn.

– Các cấu kiện bê tông đúc sẵn được đúc trong khuôn chế tạo sẵn đảm bảo yêu cầu thiết kế, các cấu kiện này được lấy mẫu thí nghiệm bê tông và được đánh dấu ngày chế tạo, vị trí bãi bê tông đúc sẵn nhà thầu chọn lựa và đệ trình lên kỹ sư giám sát, khi cấu kiện bê tông đúc sẵn đạt cường độ thiết kế và được phép sử dụng thì dùng cần cẩu kết hợp xe tải vận chuyển cấu kiện đúc sẵn đến vị trí thi công.

X. Công tác xây trát.

Công tác xây:

a.1 Công tác chuẩn bị:

Chuẩn bị vật liệu:

– Gạch được sử dụng là gạch tuynel, có giấy chứng nhận về nguồn gốc, xuất xứ của các cơ quan chuyên môn kiểm nghiệm và đã được trình duyệt.

– Xi măng poclăng PCB30.

– Cát dùng là cát sạch, mịn không lẫn tạp chất đạt yêu cầu thi công.

– Nước sạch phải được lấy từ nguồn nước giếng khoan của khu vực đạt tiêu chuẩn .

– Vữa xây được trộn theo cấp phối mác 75. Nhà thầu sẽ cung cấp bảng thiết kế cấp phối được phê duyệt trước khi thi công ở ngoài công trường.

– Trước khi chuyển giai đoạn đều mời Tư vấn giám sát chứng kiến và kiểm tra

Trình tự xây:

– Từ dưới lên trên, tường chính trước, tường phụ sau.

– Mặt bao che xung quanh xây trước, trong xây sau.

a.2 Biện pháp thi công.

Chuẩn bị mặt bằng.

– Vệ sinh làm sạch vị trí xây trước khi xây.

– Chuẩn bị chỗ để vật liệu : Cát, gạch, xi măng.

– Chuẩn bị dụng cụ chứa vữa xây : hộc, máng xây.

– Chuẩn bị thùng 18lít,  hộc 0.2m3 để đong vật liệu (kích thước 100 x 100 x 20 cm).

– Dọn đường vận chuyển vật liệu từ vận thăng vào các tầng, từ máy trộn trên các tầng ra vị trí thi công.

– Bố trí các vị trí đặt máy trộn cho các tầng.

– Chuẩn bị nguồn nước thi công.

Phương pháp trộn vữa.

– Đong cát, xi măng theo tiêu chuẩn cấp phối được duyệt .

– Dùng máy trộn (cối trộn 150 lít) trộn theo tỷ lệ quy định sau đó chuyển đến vị trí xây để xây.

– Sử dụng vữa trong vòng một giờ sau khi trộn nước

Biện pháp thi công trạm biến áp

a.3 Trình tự và các yêu cầu kỹ thuật khi xây.

– Trước khi xây, bề mặt tiếp giáp khối xây phải được làm sạch. Quét một lớp hồ dầu xi măng vào bề mặt tiếp giáp khối xây với bề mặt cấu kiện bê tông

– Gạch xây phải được làm ẩm trước khi xây, vữa xây phải được trộn đúng theo tỷ lệ cấp phối.

– Xây một lớp để kiểm tra tim cốt, trải vữa liên tục để xây hàng kế tiếp cho đến code lanh tô thì dừng lại để chờ lắp lanh tô.

– Chiều dày trung bình của mạch vữa ngang là 12mm (không nhỏ hơn 8mm và không lớn hơn 15mm), chiều dày trung bình của các mạch vữa đứng 10mm (không nhỏ hơn 8mm và không lớn hơn 15mm).

– Xây tiếp phần tường phía trên lanh tô.

– Đối với các phần xây nhỡ các kích thước gạch sẽ được cắt gạch cho phù hợp kích thước khối xây.

– Chiều cao cho một lần xây tường không lớn hơn 1,2m.

– Tường xây lớp cuối cùng ở vị trí tiếp giáp giữa tường và dầm, sàn thì phải xây xiên, xây bằng gạch ống 80x80x180mm đồng thời các lỗ trống phải miết hồ kĩ nhằm tránh trường hợp nứt ở mép tiếp giáp của tường với dạ đà.

– Tường dày 200mm gạch ống phải xây theo quy cách: 5 lớp gạch ống xây giằng một lớp gạch đinh quay ngang. Xây 5 lớp gạch đinh đối với tường khu vực WC, ban công tính từ bề mặt Sàn.

– Gia cố sắt râu cho tường vào kết cấu bê tông bằng hai cây sắt ϕ6 với tường 200, một cây ϕ6 với tường 100, liên kết bằng Sika dur 731 hai thành phần. Khoảng cách 400mm theo phương đứng và nhô ra khỏi bề mặt bê tông một đoạn là 500mm.Vách ngăn phải được xây ghép vào tường chính và được gắn neo tường ở cách mỗi 4 hàng gạch.

– Các vị trí gối cửa đi, cửa sổ mỗi bên phải chừa 4 vị trí xây gạch đinh để bắt bát cửa. Kích thước lỗ mở cửa bằng kích thước của cửa cộng thêm mỗi bên 15mm, là độ hở để thao tác khi lắp dựng khung cửa.(5mm đối với cửa gỗ và 15mm đối với cửa nhôm)

– Tránh va chạm mạnh cũng như không được vận chuyển, đặt vật liệu, dụng cụ trực tiếp lên trên khối xây đang thi công.

– Khi xây tiếp lên tường cũ thì cần phải vệ sinh tưới nước tường cũ trước khi xây tiếp.

– Trước khi chuyển giai đoạn thi công thì nhà thầu thi công phải mời Tư Vấn Giám Sát kiểm tra nghiệm thu

a.4 Kiểm tra và nghiệm thu

– Phải được thực hiện thường xuyên trong quá trình xây bằng thước thợ và thả dọi.

– Căng dây để các hàng gạch xây được thẳng và phẳng.

– Công tác nghiệm thu phải được tiến hành sau khi xây ,2 ngày sau đó mới chuyển sang công tác tô.

– Tưới nước bảo dưỡng tường xây(một ngày 1 lần trong vòng 2 ngày )sau khi khối xây hoàn thành.

  1. Công tác trát:

b.1 Chuẩn bị :

– Dụng cụ: bay, bàn xoa, thước, nivô, dây nhợ……

– Tường sau khi xây 2 ngày thì có thể tiến hành công tác trát.

– Vữa tô được trộn bằng cát sạch đã sàng sẵn (loại dùng cho tô), trộn bằng máy trộn 150 lít đặt tại các tầng.

– Chất lượng lớp trát phụ thuộc rất nhiều vào bề mặt cần trát, bề mặt cần trát cần phải đạt một độ cứng ổn định, chắc chắn rồi mới tiến hành trát; đối với tường  thì cần phải chờ cho tường khô mới trát.(tường xây thì sau khi xây 2 ngày mới được trát)

– Vệ sinh sạch sẽ bụi bẩn trên bề mặt trát, nếu bề mặt gồ ghề, lồi lõm thì cần phải đục đẽo hay đắp thêm tạo cho bề mặt tương đối bằng phẳng rồi mới tiến hành trát.

– Tạo nhám cho bề mặt cần trát (nếu bề mặt kết cấu quá trơn) để vữa trát dính vào.

– Phải tưới nước tạo độ ẩm cho tường trước khi trát.

– Tiến hành đóng lưới thép chống nứt trên các kết cấu cùng mặt phẳng tường xây ở vị trí tiếp giáp giữa kết cấu bê tông kết cấu chính và khối tường xây, trên các góc đà lanh tô cửa đi và tường.

– Nếu trát bề mặt ngoài của tường thì phải đảm bảo giàn dáo và sàn công tác an toàn trước khi trát.

– Thực hiện xong các công việc nêu trên ta gém hồ hay dùng đinh, gạch vỡ làm dấu lên mốc, phía trên đầu và cuối bức tường trước, sau đó mới tiến hành các mốc phía trong. Làm các mốc phía trên rồi thả quả dọi để làm mốc ở dưới và giữa tường. Khoảng cách các mốc về các phía phải nhỏ hơn thước tầm để dễ kiểm tra độ phẳng lớp trát.

– Mặt sàn thao tác trên giàn giáo và mặt sàn dưới chân tường phải quét dọn sạch sẽ trước khi tiến hành công việc.

b.2 Trình tự và các yêu cầu kỹ thuật khi trát:

– Tiến hành trát trần, dầm trước rồi tới tường, cột sau.

– Trát theo bề dày của mốc đánh dấu. Nên trát thử vài chổ để kiểm tra độ dính kết cấu.

– Khi ngừng trát phải tạo mạch ngừng hình gãy không để thẳng, cắt lớp vữa trát thẳng góc.

– Dùng vữa xi măng mác 75.

– Lớp vữa trát phải bám chắc vào bề mặt các kết cấu công trình; loại vữa và chiều dày lớp vữa trát phải đúng yêu cầu thiết kế; bề mặt lớp vữa phải nhẵn phẳng; các đường gờ cạnh chỉ phải ngang bằng hay thẳng đứng.

– Tường, trần sau khi trát được kiểm tra mặt phẳng bằng thước nhôm,theo nhiều phương.

Bề mặt tường sau khi trát không có khe nứt nẻ, gồ ghề, chân chim hoặc vữa chảy. Phải chú ý chổ trát dưới bệ cửa sổ, gờ cửa, chân tường, chân lò, bếp, các chổ dễ bị bỏ sót khác.

– Các cạnh cột, gờ cửa, tường phải thẳng, sắc cạnh, các góc vuông phải được kiểm tra bằng thước ke góc.

– Các gờ bệ cửa sổ phải thẳng hàng với nhau. Mặt trên bệ cửa sổ phải có độ dốc theo thiết kế và lớp vữa trát ăn sâu vào dưới khung cửa sổ ít nhất 10mm.

– Tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc an toàn lao động khi làm việc trên giàn dáo, trên cao.

– Những chổ tiếp giáp giữa gạch với gỗ cần phải làm nhám bề mặt gỗ rồi mới trát.

– Khi trát xong thì cần phải che đậy cẩn thận tránh tác động của thời tiết, và va chạm do vô tình tác động vào.

– Tất cả các bề mặt đã trát, vữa được giữ ẩm liên tiếp trong 3 ngày, và có sự chứng kiến của Tư Vấn Giám Sát

Biện pháp thi công trạm biến áp

b.3 Khuyết tật và sửa chữa:

– Tất cả vết nứt, chổ giộp và khuyết tật khác được sửa chữa bằng cách tạo bỏ vữa thành hình chữ nhật. Các cạnh hình chữ nhật ấy được cắt bên dưới để làm thành các chốt đuôi én, bề mặt được làm sạch, hồ xi măng được quét lên và vữa được trát lại cho bằng mặt với lớp xung quanh.

b.4 Kiểm tra và mời Tư Vấn Giám Sát nghiệm thu.

– Công tác nghiệm thu tường tô phải được tiến hành trước khi chuyển sang công tác khác.

XIV. Trình tự thi công các hạng mục công trình

5. Thi công nhà trạm biến áp:

5.1 Thi công phần xây dựng trạm:

  1. Công tác chuẩn bị:

– Tập kết đầy đủ máy móc thiết bị, vật liệu, các cấu kiện đúc sẵn tại vị trí thi công

– Nghiệm thu cấu kiện, vật tư, vật liệu để đưa vào sử dụng tại công trình với KSTV giám sát.

– Xác định vị trí thi công.

  1. Trình tự công tác thi công:

– Định vị vị trí thi công, tim cốt công trình.

– Tiến hành đào móng công trình bằng máy kết hợp thủ công.

– Thi công móng nhà: lắp đặt ván khuôn, cốt thép, đổ bê tông móng cột MD-1 (SL:10)

– Lấp móng công trình, lắp đặt cốt thép, ván khuôn đổ bê tông giằng móng GM-1, GM-2,

GM-3, GM-4.

– Lắp đặt ván khuôn, cốt thép, đổ bê tông cột nhà

– Xây tường gạch

– Lắp đặt ván khuôn, cốt thép, đôt bê tông giằng tường

– Tiếp tục xây tường, lắp đặt lanh tô…

– Lắp đặt ván khuôn, cốt thép, đổ bê tông dầm tường dầm DM-1, DM-2, DM-3…

– Lắp đặt giáo chống, ván khuôn, cốt thép, đổ bê tông mái

– Khi bê tông mái đủ cường đổ tiến hành tháo dỡ giáo chống, ván khuôn

– Trát tường, lắp đặt hệ thống điện, lắp đặt cửa sổ, cửa ra vào

– Sơn tường nhà.

Biện pháp thi công trạm biến áp

5.2 Thi công lắp đặt thiết bị trạm biến áp:

  1. Công tác chuẩn bị:

– Tập kết đầy đủ máy móc thiết bị, vật liệu, các cấu kiện đúc sẵn tại vị trí thi công

– Nghiệm thu cấu kiện, vật tư, vật liệu để đưa vào sử dụng tại công trình với KSTV giám sát.

– Xác định vị trí thi công.

– Trước khi cắt điện đấu nối thiết bị, đường dây phải đo thứ tự pha hạ thế điện áp của các trạm.

– Sau khi cắt điện nhận mặt bằng lắp đặt phải thử không điện trước khi cho người vào khu vực công tác.

– Trước khi lắp đặt thiết bị máy biến áp, tủ điện đội thi công phải kiểm tra, đo kích thước bệ máy, bệ tủ, nền trạm, nếu có sai sót phải báo cáo ngay với chỉ huy trưởng công trình để phối hợp đội thi công xây dựng sửa chữa lại bệ máy, bệ tủ.

– Sử dụng xe tải chở VTTB tập kết tại công trường trước khi tổ chức thi công.

– Sử dụng xe cẩu để cẩu các thiết bị như máy biến áp, tủ điện từ xe tải xuống đất, sử dụng xe nâng, puly để đưa các thiết bị như máy biến áp, tủ điện vào các vị trí, bệ máy đã được xây dựng sẵn.

  1. Trình tự công tác thi công:

+ Bệ máy được đổ đổ bê tông sau 72h đơn vị thi công mới được tiến hành lắp đặt MBA.

+ Sử dụng xe cẩu/ xe nâng để tiến hành lắp đặt MBA bằng xe cẩu/xe nâng bánh lốp ADK có tải trọng cẩu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật đề ra. Biện pháp thi công trạm biến áp

+ Khi thi công chỉ huy trưởng phải luôn luôn có mặt tại công trường, chỉ huy công nhân thi công đúng theo yêu cầu kỹ thuật và an toàn. Mọi cá nhân đang thi công phải tuân thủ tuyệt đối chỉ đạo của chỉ huy trưởng công trình.

+ Sau khi căn chỉnh từng bulông công tại các vị trí móng trạm bằng Nivô nước thật thăng bằng thì MBA được nâng bằng xe nâng theo phương thẳng đứng và điều khiển đặt vào hệ thống bulon móng cột bằng tay, khi MBA được định vị chắc chắn trong đế máy, tiến hành kiểm tra độ thẳng của máy bằng quả dọi, điều chỉnh độ thẳng đứng máy bằng hệ thống các vít trên chân máy sau khi máy đạt độ thẳng đứng thì dừng lại và bắt chặt các bulon vào khung móng.

+ Trong thi công lắp đặt MBA cần tuân thủ chặt chẽ quy trình kỹ thuật, đặc biệt là công tác an toàn. Cụ thể như sau:

* Công nhân lắp đặt máy bắt buộc phải có trình độ chuyên môn kỹ thuật và được đào tạo kỹ về quy trình kỹ thuật số thợ chính phải có trình độ bậc 3 bậc 4. Các thợ phụ cũng phải được huấn luyện để nắm được quy trình.

* Công tác chuẩn bị lắp đặt phải được chuẩn bị kỹ: Các mối buộc, các mối nối, các chốt và các thiết bị dựng phải được kiểm tra thật kỹ, đặc biệt là cáp kéo nếu đủ tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn mới được sử dụng. Phải thống nhất các tín hiệu chỉ huy với toàn bộ tổ lắp đặt, các bộ phận phải đứng đúng vị trí và thao tác đồng bộ, đúng trình tự và tín hiệu chỉ huy đã thống nhất.

+ Tránh các va chạm, các thao tác giật cục, đặc biệt là không gây va chạm mạnh vào bệ máy (vì có thể gây vỡ bê tông móng). Thao tác trong lắp đặt máy phải tuần tự và nhịp nhàng.

+ Trong quá trình lắp đặt máy cần dựng biển báo công trường đang thi công và các công nhân đang thi công lắp đặt phải đứng ngoài bán kính, chiều dài của máy khi máy được nhấc khỏi mặt đất, chỉ chỉnh máy khi có lệnh của người chỉ huy.

+ Chú ý giải phóng mặt bằng trên không, trên nền trạm trước khi lắp đặt, tránh gây ảnh hưởng đến các công trình xung quanh.

– Giải pháp lắp đặt tủ điện:

+ Tủ điện được kiểm tra trước khi đặt vào các vị trí. Sử dụng công nhân điện bậc cao đấu nối theo đúng sơ đồ nguyên lý, phân lộ và phân pha chiếu sáng theo hồ sơ thiết kế. Chú ý kiểm tra các vị trí đấu nối, tránh tình trạng tiếp xúc điện kém và chạm chập.

+ Đấu nối, kiểm tra toàn tuyến:

+ Các điểm đấu nối cáp được công nhân kỹ thuật bậc 4; 5/7 thực hiện. Đầu cáp được bóc và ép các loại đầu cốt theo đúng tiết diện cáp (Được ép chặt bằng kìm chuyên dùng)

+ Các điểm nối cáp được đấu chắc chắn và trước khi đấu lên đèn được kiểm tra thông mạch bằng đồng hồ vạn năng, kiểm tra cách điện cáp bằng Megomet.

+ Hệ thống tiếp địa sau khi lắp đặt hoàn chỉnh, được thí nghiệm tiếp địa thông qua các chuyên gia về an toàn điện. Dụng cụ là máy đo Teromet chuyên dùng.

+ Sau khi hệ thống được đấu nối hoàn thiện sẽ được đóng điện bằng nguồn điện của trạm theo thiết kế hoặc bằng nguồn máy phát và kiểm tra độ rọi bằng Luxmeter. Trước khi đấu nối với nguồn điện thì nhà thầu sẽ phải phối hợp với chủ đầu tư làm việc với đơn vị điện lực địa phương trong việc xin phép cấp điểm đấu nguồn cao thế, hạ thế. Việc đấu nguồn sẽ chỉ được thực hiện khi có sự cho phép của đơn vị điện lực thông qua bản hợp đồng kinh tế được ký giữa hai bên.

+ Khi đóng điện phải thực hiện trình tự theo các bước sau đã nêu ở trên

+ Sau khi công tác thi công hoàn thiện Nhà thầu tiến hành nghiệm thu hoàn tất các thủ tục với Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát, và đăng ký với Điện lực địa phương, các cơ quan liên quan tổ chức nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng.

– Giải pháp thi công tiếp địa cho trụ đèn, tủ điệnmáy biến áp:

+ Đào rãnh tiếp địa đảm bảo độ sâu theo thiết kế.

+ Dây tiếp địa trước khi rải phải được nắn thẳng. Cọc tiếp địa được đóng trực tiếp xuống rãnh sau khi đã đạt độ sâu, dùng máy hàn hàn dây tiếp địa vào đầu cọc.

+ Lấp đất rãnh tiếp địa: đất lấp rãnh dây tiếp địa không được lẫn đá, sỏi, tạp chất. Được tiến hành lấp từng lớp dày từ 15-20 cm, tuới nước và đầm kỹ. Yêu cầu về đất đắp và quy trình thực hiện đắp rãnh tiếp địa như đắp móng cột. Các rãnh tiếp địa sau khi đắp đất đến mặt đất khởi thuỷ và đầm chặt, ta tiến hành tưới đẫm nước để giữ ẩm cho đất; đảm bảo trị số điện trở của đất như đất nguyên thuỷ.

+ Trị số điện trở tiếp địa đạt yêu cầu so với thiết kế, khi đo các vị trí không đảm bảo trị số điện trở theo yêu cầu, nhà thầu sẽ báo cơ quan thiết kế, chủ đầu tư biết để tiến hành bổ sung tiếp địa đến khi đạt chỉ số điện trở cho phép.

Biện pháp thi công trạm biến áp

Tham khảo thêm sản phẩm biến tần

Tham khảo thêm sản phẩm Thiết bị điện

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button
Contact Me on Zalo