Giấy phép xây dựng: Thủ tục & điều kiện cấp phép Bài viết hôm nay xin cung cấp tới bạn đọc toàn bộ kiến thức về giấy phép xây dựng.
Giấy phép xây dựng là gì?
Giấy phép xây dựng là một loại giấy tờ của cơ quan Nhà nước, cho phép cá nhân, tổ chức được xây dựng nhà cửa, công trình,.. theo nguyện vọng trong phạm vi nội dung được cấp phép.
Đây là loại giấy tờ hữu hiệu để tổ chức thực thi quy hoạch đô thị đã được duyệt, qua đó xác định liệu người dân có xây dựng theo quy hoạch hay không.
Điều kiện cấp phép xây dựng
Trường hợp phải xin giấy phép xây dựng
– Xây dựng mới
Công trình xây dựng theo quy hoạch, công trình chỉ nằm trên 1 đơn vị hành chính cấp tỉnh, công trình không phải công trình bí mật nhà nước
Công trình không thuộc dự án đầu tư được Thủ tướng, bộ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND các cấp đầu tư
Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị không phù hợp với quy hoạch
Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao nhưng không có quy hoạch chi tiết 1/500 và không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, không được thẩm định thiết kế xây dựng;
Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn, ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt
Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô trên 07 tầng và tổng diện tích mặt sàn trên 500 m2 không có quy hoạch chi tiết 1/500 được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực đã quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa
Công trình xây dựng chính;
Các công trình xây dựng còn lại trừ các công trình quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật xây dựng 2014.
– Sửa chữa, cải tạo
Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình mà hậu quả dẫn đến làm thay đổi kết cấu chịu lực, thay đổi công năng sử dụng, làm ảnh hưởng tới môi trường và ảnh hưởng tới an toàn công trình.
- Ví dụ: sửa chữa nhà vệ sinh, lắp đặt hệ thống sưởi nền nhà,…
Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc.
– Di dời công trình
Khi muốn di dời công trình thì bắt buộc phải xin cấp phép xây dựng theo quy định.
Thủ tục & hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng
Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 15/2016/TT-BXD, hồ sơ xin cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ gồm:
– Đơn đề nghị xin cấp phép xây dựng
– Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất (hoặc tệp tin chứa bản chụp chính)
– Bản sao bản vẽ kỹ thuật được phê duyệt theo quy định Luật Xây dựng (bao gồm: bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất 1/50 – 1/500 kèm theo sơ đồ vị trí công trình; bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mắt cắt đứng của công trình tỷ lệ 1/50 – 1/200; bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/50 – 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50 kèm theo sơ đồ đấu thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện thông tin tỷ lệ 1/50 – 1/200)
– Bản sao hoặc tệp tin chụp bản chính văn bản chấp thuận biện pháp thi công móng của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và các công trình lân cận (đối với công trình xây chen có tầng hầm)
– Bản cam kết đảm bảo an toàn cho các công tình liền kề của chủ đầu tư (áp dụng với công trình xây dựng có công trình liền kề)
Hồ sơ được nộp tại UBND cấp huyện trong thời hạn 15 ngày với nhà ở riêng lẻ nếu có phát sinh thì không được thêm quá 10 ngày.
Vấn đề liên quan đến giấy phép xây dựng
Xây dựng không sai nội dung cấp phép có bị phạt?
Có một số trường hợp được cấp giấy phép xây dựng nhưng trong quá trình thi công lại làm sai thiết kế ban đầu đã được cấp phép. Tuy không làm thay đổi diện tích, kết cấu …công trình nhưng liệu có bị phạt?
Theo khoản 5 Điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép xây dựng mới như sau:
– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản này;
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị;
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình thuộc trường hợp phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình.
Muốn xây nhà không cần bản vẽ có sao không?
Khoản 1 Điều 95 Luật Xây dựng 2014 có hiệu lực từ 01/01/2015 quy định thì khi xin cấp phép xây dựng mới đối với nhà ở riêng lẻ thì trong bộ hồ sơ bao gồm cả bản vẽ thiết kế xây dựng. Do đó, khi bạn xây nhà bắt buộc phải có bản vẽ thiết kế công trình nhà ở của bạn để có thể xin cấp phép xây dựng tại địa phương.
Trên đây là toàn bộ kiến thức cũng như những thắc mắc và giải đáp chi tiết về giấy phép xây dựng. Hy vọng giúp ích được các bạn trong quá trình thi công!
Các sản phẩm phân phối kinh doanh chính :
- Biến tần Yaskawa Nhật Bản
- Robot công nghiệp Yaskawa Nhật Bản
- Biến tần một chiều- DC driver- Sprint Electric- Italia
- Máy biến áp FUJI- Nhật Bản
- Động cơ thường và động cơ hộp số Mitsubishi- Nhật Bản
- Bơm nước mitsubishi Nhật Bản
- Hóa chất giảm điện trở đất, sử dụng trong các hệ thống tiếp địa.
- Tham khảo thêm máy công cụ
Trở lại mục biến tần
Trở lại mục biến tần yaskawa
Tham khảo thêm các sản phẩm khác tại asiame
Với đội ngũ quản lý kỹ sư chuyên nghiệp nhiều kinh nghiệm đông đảo kỹ thuật viên công nhân lành nghề chúng tôi luôn đáp ứng được đa dạng yêu cầu từ Quý khách hàng với chất lượng tốt nhất.